Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, dễ hiểu nhất

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, dễ hiểu nhất

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, dễ hiểu nhất

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, dễ hiểu nhất

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, dễ hiểu nhất
NHÀ PHÂN PHỐI QUỐC XUÂN LẤY PHƯƠNG CHÂM "UY TIN - CHÂT LƯỢNG - DỊCH VỤ HOÀN HẢO" LÀM NỀN TẢNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG

Close

Ngói Màu Xi Măng, Ngói Lợp Đất Nung, Gạch Lát Nền Cao Cấp

Ngói Lấy Sáng, Gạch Xuyên Sáng Cao Cấp

Đá Sân Vườn, Đá Vỉa Hè, Đá Ốp Tường

Ngói Cổ, Ngói Cũ, Gạch Cổ

THAM KHẢO THIẾT KẾ - THI CÔNG - MÁI LỢP

  • Mái ngói nên LỢP hay DÁN?

    Trong thực tế thi công nhà ở, vẫn đôi lúc giữa gia chủ với người thiết kế và đơn vị thi công nảy sinh vấn đề băn khoăn ở việc thi công phần mái ngói...vậy ta cùng tìm hiểu nhé
  • HỆ VÌ KÈO - THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN

    Ngói hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường xây dựng hiện nay. Vậy, vì kéo để lợp ngói là gì? Cấu tạo và ưu điểm nổi bật của Các hệ vì kèo như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau.
  • GÓC NHÀ THAO KHẢO

    Tất cả mọi người chúng ta chắc hẳn ai cũng mơ ước sẽ có một căn nhà dành riêng cho tổ ấm của mình.

Thông tin cần biết

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, dễ hiểu nhất

Cách đọc bản vẽ xây dựng đối với các KTS, Kỹ sư là một việc bình thường, nhưng với những người ngoài ngành chưa từng tiếp xúc là điều rất khó khăn. Biết cách đọc bản vẽ thiết kế nhà sẽ giúp các chủ đầu tư hay chủ nhà nằm rõ được các vấn đề mà người thiết kế muốn thể hiện qua bản vẽ. Để từ đó có những trao đổi, chỉnh sửa theo mong muốn của mình.

cách đọc bản vẽ xây dựng

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách đọc một bản vẽ thiết kế xây dựng thông qua những bước cơ bản nhất. Cùng theo dõi nhé!

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng là thuật ngữ dùng để chỉ những bản vẽ phác hoạ thông tin chi tiết của các công trình xây dựng. Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp gồm mặt bằng, mặt bên và mặt cắt của các vật thể trong một công trình. Nói theo chuyên ngành thì đó là bản vẽ mà người thiết kế sẽ minh hoạ lại bằng các ký hiệu bản vẽ theo tiêu chuẩn trong xây dựng ở Việt Nam.

Bản vẽ xây dựng sẽ giúp cho chủ đầu tư và người xây dựng có thể hình dung một cách khái quát về công trình đó trên thực tế. Bản vẽ xây dựng có thể được chuẩn bị bằng tay, nhưng hiện nay đa số đều được vẽ bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính.

Bên cạnh đó, bản vẽ xây dựng cũng thể hiện một phần các thông tin sản xuất. Những thông tin này sẽ được đưa vào hợp đồng và xây dựng, trở thành cam kết giữa người thiết kế và chủ đầu tư.

cách đọc bản vẽ xây dựng là gì

Vì sao nên có bản vẽ thiết kế xây dựng?

Bản vẽ xây dựng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình thi công công trình. Cụ thể:

  • Ước tính chi phí: Chi phí luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi bắt tay vào xây dựng nhà hoặc một công trình nào đó. Bản vẽ xây dựng có thể giúp bạn ước chừng được chi phí cần phải bỏ ra, tính toán số lượng vật liệu cũng như toàn bộ chi phí của ngôi nhà.
  • Ước lượng khối lượng vật tư: Có thể dựa vào bản vẽ xây dựng để chuẩn bị các vật tư cần thiết, đảm bảo cho việc thi công được diễn ra thuận lợi, đúng giai đoạn. Đồng thời cũng dựa vào khối lượng vật tư này mà bạn có thể tính toán được phần nào chi phí cho công trình của mình.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Bản vẽ xây dựng cũng giúp chủ nhà phần nào hình dung được công trình sau khi hoàn thiện sẽ ra sao. Công trình đó có đảm bảo được tính thẩm mỹ và công năng sử dụng hay không. Để từ đó có thể thay đổi theo mong muốn dựa vào sự góp ý của kiến trúc sư…

vì sao nên có bản vẽ xây dựng

Các loại bản vẽ xây dựng phổ biến hiện nay

Bản vẽ xây dựng thường sẽ được chia làm 3 loại phổ biến, mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng:

  • Bản vẽ phác thảo: Còn được gọi là bản vẽ khái niệm, là bản vẽ đơn giản thể hiện các ý tưởng về kiến trúc ban đầu hoặc thiết kế nội thất của các kiến trúc sư. Loại bản vẽ này được thực hiện trong thời gian ngắn.
  • Bản vẽ kỹ thuật: Là bản vẽ khái quát một công trình. Mục đích của loại bản vẽ này chính là giúp cho các chủ đầu tư có thể xác định rõ ràng về các đặc điểm, số lượng các nguyên vật liệu cho công trình thi công.
  • Bản vẽ thi công: Đây chính là bản vẽ xây dựng, thể hiện các thông tin về kích thước, đồ hoạ công trình thực tế. Từ bản vẽ này, các KTS sẽ phác hoạ, truyền đạt bản vẽ về công trình một cách sơ lược giúp người đọc có thể hình dung được công trình.

Bản vẽ thiết kế xây dựng gồm có những phần nào?

Mỗi đơn vị hay mỗi cá nhân khi làm bản vẽ đều có cách lên bố cục, diễn giải và các thứ tự bản vẽ khác nhau. Tuy nhiên một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng cơ bản vẫn phải có đầy đủ các danh mục sau đây:

Phần kiến trúc

  • Bản vẽ mặt bằng, mắt đứng và mặt cắt.
  • Ảnh phối cảnh của mặt tiền.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết phần cầu thang.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết phần lát sàn.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết cửa, sen hoa, ban công.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết của cổng, hàng rào.

 

 

Phần kết cấu

  • Ghi chú những quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công xây dựng.
  • Bản vẽ mặt bằng móng và chi tiết của móng.
  • Bản vẽ mặt bằng định vị cột và chi tiết kết cấu cột.
  • Bản vẽ mặt bằng định vị dầm và chi tiết dầm tầng.
  • Bản vẽ mặt bằng kết cấu của sàn tầng.
  • Bản vẽ mặt bằng định vị lanh tô và chi tiết kết cấu lanh tô.
  • Bảng thống kê chi tiết về phần cốt thép.

Phần điện

  • Bản vẽ thiết kế chiếu sáng.
  • Bản vẽ thiết kế vị trí công tắc, ổ cắm.
  • Bản vẽ thiết kế hệ thống mạng LAN và internet (nếu có).
  • Bản vẽ thiết kế hệ thống truyền hình cáp (nếu có).
  • Bản vẽ thiết kế hệ thống điện thoại có dây (nếu có).
  • Sơ đồ phần điện thông minh (nếu có).
  • Thống kê các loại vật tư.

Phần nước

  • Bản vẽ thiết kế cho hệ thống lọc nước tổng (nếu có).
  • Bản vẽ thiết kế cho hệ thống nước nóng trung tâm (nếu có).
  • Bản vẽ thiết kế cho hệ thống cấp nước.
  • Bản vẽ thiết kế cho hệ thống thoát nước.
  • Bản vẽ thiết kế sơ đồ hệ thống cấp thoát nước toàn căn nhà.
  • Thống kê các loại vật tư.

Các tỉ lệ và quy định thường thấy trong bản vẽ xây dựng

Tỉ lệ trong cách đọc bản vẽ xây dựng

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích cỡ đó trên hình ảnh biểu diễn và kích cỡ tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế. Tuỳ vào khổ bản vẽ, kích cỡ cũng như mức độ phức tạp của đối tượng cần biểu diễn mà chúng ta sẽ chọn một trong những tỷ lệ sau: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hoặc 1:2000.

các loại tỉ lệ trong bản vẽ xây dựng

Cụ thể:

  • Tỉ lệ 1:50.000 đến 1:2000: Là phạm vi tỉ lệ bản vẽ nhỏ, được thu nhỏ lại hơn rất nhiều so với thực tế. Tỉ lệ này thường được áp dụng với các kích thước lớn như bản vẽ bản đồ, bản đồ đô thị hay thậm chí là các thị trấn nhỏ. Nó cũng được sử dụng trong quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, chẳng hạn như quy hoạch tổng thể hoặc các khảo sát quang trắc trên không.
  • Tỉ lệ 1:1000 đến 1:500: Là tỉ lệ thường thấy khi cần tổng quan về công trình và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị như các khu phố. Đặc điểm của loại tỉ lệ này đó là nó làm nổi bật các cơ sở hạ tầng và những thành phần khác. Tỉ lệ này rất hữu ích cho việc khảo sát về chiều cao công trình và khu đất sử dụng.
  • Tỉ lệ 1:250 đến 1:200: Tỉ lệ này thường tập trung cho mặt bằng, mắt cắt và mặt đứng trong những toà nhà lớn. Và thậm chí nó cũng có thể xem xét đến các thành phần không gian và bố cục.
  • Tỉ lệ 1:150 đến 1:100: Có thể sử dụng cho các phương pháp tiếp cận đầu tiên của các tác phẩm và trong những công trình nhỏ. Trường hợp là các toà nhà lớn hơn thì các KTS sẽ dự tính bản vẽ và mô hình chi tiết hơn, bao gồm các yếu tố cấu trúc và sắp xếp các bố cục được xác định rõ hơn.
  • Tỉ lệ 1:75 đến 1:25: Tỉ lệ về kết cấu, bố cục, sự liên hệ giữa các tầng hay có thể phóng to các phòng để chi thấy tiết hơn các thành phần cụ thể chẳng hạn như hệ thống đường điện, ống nước, kết cấu,…
  • Tỉ lệ 1:20 đến 1:10: Là tỉ lệ cho các đồ nội thất, trình bày hoạt động của các thành phần và cấu trúc, thể hiện chi tiết bản vẽ.
  • Tỉ lệ 1:5 đến 1:1: Trình bày các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn.

Sẽ tuỳ vào quy mô công trình cũng như yêu cầu thực tế khi thiết kế để chọn tỉ lệ sao cho phù hợp. Với các hồ sơ thiết kế nhà ở, biệt thự hay nhà phố hiện đại thì tỉ lệ thường dùng nhất là 1:100.

Quy định về khung bản vẽ và khung tên trong bản vẽ

Trong bản vẽ xây dựng, khung bản vẽ sẽ có hình chữ nhật, được dùng để giới hạn phần giấy cùng các thông tin trên đó. Khung bên ngoài có nét liền đậm, cách mép từ giấy sau khi xén 10 mm đối với khổ A0 và A1, hoặc 5 mm đối với khổ A2, A3, A4.

quy định khung bản vẽ xây dựng

Còn khung tên bản vẽ kỹ thuật có thể được đặt theo một chiều dọc hay chiều ngang tuỳ thuộc vào cách trình bày của người thiết kế. Đa phần khung tên được đặt ở cạnh dưới và bên góc phải của bản vẽ. Trong đó, khung tên mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho các chữ ghi trên khung tên có dấu hướng lên trên hoặc là hướng sang trái đối với bản vẽ. Để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ cũng như giữ cho các bản vẽ không bị thất lạc.

Nội dung ở khung tên trong bản vẽ sẽ bao gồm các thông tin sau đây:

Quy định về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Trong bản vẽ xây dựng sẽ có những quy định về nét vẽ. KTS hoặc những người thực hiện thi công có thể dựa vào đó để hiểu được chi tiết các thông tin liên quan đến bản vẽ.

Cụ thể về các loại nét vẽ như hình dưới đây:

quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Nếu trong bản vẽ có nhiều nét vẽ trùng với nhau thì KTS sẽ ưu tiên các nét vẽ theo thứ tự như sau:

  1. Nét liền đậm (đường bao thấy hay cạnh thấy)
  2. Nét đứt (đường bao khuất hay cạnh khuất)
  3. Nét chấm gạch mảnh (đường tâm và trục đối xứng)
  4. Nét liền mảnh (là đường kích thước)

Quy định kích thước khi đọc bản vẽ xây dựng

Trong bản vẽ xây dựng, kích thước sẽ được chia làm 3 thành phần gồm đường dóng, đường kích thước và các con số kích thước. Các KTS khi biểu diễn một kích thước trên bản vẽ thì cần thực hiện theo trình tự là: vẽ đường dóng trước, rồi đến vẽ đường kích thước và cuối cùng là ghi con số kích thước.

Về phần kích thước cũng sẽ có những quy định chung đó là:

  • Kích thước ghi trên bản vẽ chính là kích thước thật của vật thể, không bị phụ thuộc vào các tỷ lệ của hình biểu diễn.
  • Đơn vị dùng để đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sai con số kích thước.
  • Đơn vị dùng để đo cao trình là mét, không ghi đơn vị sau con số kích thước.
  • Đơn vị dùng để đo kích thước góc là độ, phút và giây, phải ghi thêm đơn vị sau con số kích thước.

Những ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Trước khi tìm hiểu về cách đọc bản vẽ xây dựng thì bạn cần biết được các ký hiệu xuất hiện trong bản vẽ. Cụ thể:

Ký hiệu cửa sổ, lỗ trống

ký hiệu lỗ trống trong bản vẽ xây dựng

ký hiệu cửa sổ khi đọc bản vẽ xây dựng

ký hiệu trong bản vẽ xây nhà

Ký hiệu cửa đi

Là những ký hiệu biểu thị các loại cửa đi như cửa đơn, cửa kép và cách mở cánh cửa. Các ký hiệu này không liên quan đến vật liệu và cấu tạo của cánh cửa, hay là kỹ thuật ghép, lắp dựng vào tường.

ký hiệu cửa đi trong bản vẽ xây dựng

ký hiệu cửa trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Ký hiệu cầu thang và đường dốc

Những ký hiệu này thể hiện cho các loại cầu thang và đường dốc thoải, không liên quan đến vật liệu xây dựng. Nếu như bản vẽ có tỉ lệ 1:100 hoặc lớn hơn thì ký hiệu cầu thang phải thể hiện chi tiết vật liệu cũng như cấu tạo theo đúng tỉ lệ tính toán từ kết cấu.

ký hiệu cầu thang và đường dốc khi đọc bản vẽ xây dựng

Ký hiệu vách ngăn

Ký hiệu vách ngăn được thể hiện bằng nét liền đậm và kèm theo chú thích về loại vật liệu. Nếu bản vẽ có tỉ lệ 1:50 hoặc lớn hơn thì ký hiệu vách ngăn cần thể hiện chi tiết vật liệu và cấu tạo theo tỉ lệ tính toán của kết cấu.

ký hiệu vách ngăn trong một bản vẽ xây dựng

Ký hiệu các bộ phần cần sửa

Với những bộ phận cần sửa, có thể sử dụng các ký hiệu này và gắn thêm chú thích để giải thích các thông số cần thiết.

ký hiệu các bộ phận cần sửa trong bản vẽ xây dựng

Ký hiệu vật liệu xây dựng

Ký hiệu về vật liệu xây dựng sẽ giúp cho bạn nắm được loại vật liệu nào sử dụng cho công trình thi công. Nhờ đó mà có thể giám sát được phần nào tiến độ công việc đang thực hiện.

ký hiệu vật liệu xây dựng

Ký hiệu nội thất trong bản vẽ mặt bằng

Là những ký hiệu về đồ dùng nội thất cơ bản được sử dụng trong nhà. Ngoài ra còn có nhiều đồ nội thất khác, bạn có thể dựa vào hình dáng đồ vật để biết đó là món đồ gì. Những ký hiệu này đều được vẽ trên nguyên lý mặt bằng, tức là hình chiếu từ trên xuống với mặt cắt cao độ 900mm.

ký hiệu nội thất trong bản vẽ xây dựng

các ký hiệu nội thất xây dựng

ký hiệu về nội thất trong bản vẽ xây dựng

Cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở theo trình tự, dễ hiểu

Những kiến thức trên sẽ làm nền tảng để bạn có thể hiểu được ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời hình dung khái quát từng bản vẽ.

Sau đây GROUP 4N sẽ hướng dẫn cho bạn trình tự đọc bản vẽ xây dựng nhà một cách hiệu quả. Cụ thể:

  • Bước 1: Khi nhận được hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh của công trình, đầu tiên bạn phải đọc bản vẽ tổng mặt bằng trước. Phần này sẽ giúp bạn biết được mỗi liên hệ giữa các hạng mục trong ngôi nhà với nhau và không gian cảnh quan xung quanh công trình. Cách đọc đơn giản là đọc lần lượt từ mặt bằng tầng 1, tầng 2,…rồi đến đọc các chức năng bên trong ngôi nhà như phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng thờ, nhà vệ sinh, khu hành lang, ban công, cửa chính, cửa phụ.
  • Bước 2: Tiếp theo là đọc bản vẽ phối cảnh để hiểu và hình dung được tổng thể của ngôi nhà sau khi hoàn thiện.
  • Bước 3: Đọc bản vẽ mặt đứng để có thể nắm được sơ bộ hình dáng kiến trúc bên ngoài công trình.
  • Bước 4: Đọc bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ về không gian của mỗi tầng trong công trình.
  • Bước 5: Đọc bản vẽ về kết cấu, chú ý các thông số như móng, cột, sàn, dầm, cầu thang,…

Đọc bản vẽ mặt bằng

Bản vẽ đầu tiên trong hồ sơ thiết kế là bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng. Mặt bằng của ngôi nhà là hình cắt bằng của các tầng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang, cách mặt sàn khoảng 1 đến 1,5m. Bản vẽ mặt bằng công trình cũng thể hiện các khoảng không gian như phòng khách, phòng ngủ, bếp, cửa đi, cầu thang,…

 

 

Khi đọc bản vẽ mặt bằng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước các mảng tường các lỗ cửa.
  • Dãy thứ 2 là dãy ghi kích thước khoảng cách các trục tường hoặc trục cột,…
  • Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hoặc chiều ngang ngôi nhà.

Cách để đọc chính xác bản vẽ thiết kế mặt bằng đó là:

  • Kích thước chiều dài, chiều rộng thông thuỷ của mỗi phòng.
  • Các kích thước xác định vị trí và chiều rộng của các lỗ cửa nằm trên các tường hoặc là vách ngăn trong nhà, chiều rộng các cánh thang,…
  • Kích thước và chiều dày của các tường, vách ngăn, kích thước mặt cắt các cột.
  • Kích thước ghi diện tích cho từng phòng dùng đơn vị diện tích là m2, tuy nhiên không ghi thêm đơn vị sau con số kích thước và sẽ có các nét gạch dưới số chỉ diện tích.

Trong bản vẽ mặt bằng, bạn sẽ thấy được các ký hiệu đồ dùng nội thất như bàn ghế, tủ, giường, bồn tắm hay chậu rửa,… Trên đó cũng sẽ biểu diễn cầu thang chỉ theo hướng đi lên bằng đường gấp khúc nếu là nhà cao tầng.

Đọc bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng là một hình cắt dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Với các công trình kiến trúc thì mặt đứng chính là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài ngôi nhà. Loại bản vẽ này cũng thể hiện được vẻ đẹp về tính nghệ thuật, hình dáng và tỉ lệ cân đối giữa các kích thước với nhau cũng như từng không gian căn nhà.

Mặt đứng là hình dáng bên ngoài của một ngôi nhà, có thể nhìn từ trước hoặc từ sau, từ trái hoặc từ phải. Để có cách đọc bản vẽ xây dựng mặt đứng chuẩn xác, bạn cần lưu ý mặt đứng phải hướng ra phía có nhiều người qua lại.

cách đọc bản vẽ mặt đứng

Trong bản vẽ mặt đứng, bạn không cần ghi kích thước, nếu cần thiết thì ghi thêm tên của các trục tường biên phù hợp với các trục ghi trên mặt bằng.

Ví dụ: Mặt đứng trục A – C là hướng nhìn vào mặt tiền ngôi nhà và mặt đứng trục 5 – 1 là hướng nhìn vào từ phía bên phải của ngôi nhà. Cùng với đó là mắt đứng trục 1 – 5 là hướng nhìn vào phía bên trái ngôi nhà và hướng của trục C – A là hướng nhìn từ phía sau ngôi nhà.

Đó đều là những điểm cần chú ý để có được cách đọc bản vẽ đơn giản và chuẩn xác.

Đọc bản vẽ mặt cắt

Mặt cắt của một ngôi nhà là các hình cắt thu được khi sử dụng một hay nhiều mặt cắt tưởng tượng thẳng đứng, bố trí song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt ngang qua không gian trống của căn nhà. Nếu mặt cắt được bố trí dọc theo chiều dài thì được gọi là hình cắt dọc, còn bố trí theo chiều ngang thì gọi là hình cắt ngang.

cách đọc bản vẽ xây dựng mặt cắt

Mặt cắt sẽ cho bạn biết chiều cao của các tầng nhà, các lỗ cửa sổ và cửa ra vào, kích thước tường hoặc cầu thang,…cùng vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc ngang trang trí bên trong các phòng.

Đọc bản vẽ phối cảnh

Bản vẽ phối cảnh sẽ cho các hình ảnh giống như thực tế về công trình xây dựng, từ đó sẽ hình dung được ngôi nhà trông như thế nào sau khi hoàn thiện.

 

 

Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các KTS đã có thể tạo nên các bản vẽ phối cảnh 3D với màu sắc tự nhiên, giống như một ngôi nhà thật.

Đọc bản vẽ kết cấu

Trong bản vẽ kết cấu thường sử dụng các nét vẽ chủ đạo như sau:

  • Cốt chịu lực sẽ được vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s).
  • Cốt phân bố và cốt đai vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s).
  • Đường bao quanh cấu kiện sẽ vẽ bằng nét liền mảnh (3s).

Con số được ghi trước ký hiệu φ chỉ số lượng thanh thép, nếu chỉ dùng một thanh thì không cần ghi.

Ở dưới đoạn đường dóng nằm ngang,

Các tin khác

Ngói 16 v/m2 Gốm Mỹ : Hướng dẫn cách lợp đầy đủ, chi tiết nhất

Với sự ra đời của sản phẩm ngói 16 Indo và ngói 16 Việt Nam. Công cty cổ phần Gốm Mỹ cam kết mang tới cho quý khách hàng sự hài lòng về chất lượng cũng như nâng cao tính thẩm mỹ của công trình.

Hướng dẫn lợp ngói tráng men Prime đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhất

Ngói Prime thông dụng trên thị trường gồm hai loại chính là ngói Prime Hera cao cấp và Prime dòng S. Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ hiện đại, với nguyên liệu chính là đất sét, sau đó được nung ở nhiệt độ rất cao nên ngói prime có nhiều ưu điểm nổi bật nên ngói là sự lựa chọn hàng đầu cho mọi công trình.

Hướng dẫn lát gạch tàu

Chọn lô sản phẩm cùng mã hiệu kích thước, màu sắc, không làm ẩm sản phẩm trước khi lát

Gạch Ngói Lợp trong vật liệu xây dựng, Gạch Ngói được làm bằng gì? Bảng giá gạch ngói

Gạch ngói trong vật liệu xây dựng .Ngói là loại vật liệu xây dựng thường được sử dụng để lợp mái các công trình xây dựng. Tùy theo cách thức chế tạo, phương pháp sản xuất, nguyên liệu công nghệ sản xuất hoặc phạm vi sử dụng để có thể phân thành nhiều loại và tên gọi khác nhau.

Hướng dẫn đầy đủ chi tiết kỹ thuật lợp ngói chuyên nghiệp nhất hiện nay

Mái nhà là bộ phận quan trọng, được nhiều người quan tâm và lưu ý khi thiết kế, thi công nhà ở. Để phát huy hết tính năng của mái nhà, bạn cần biết cách lợp ngói đúng kỹ thuật

Cách tính độ dốc mái ngói theo công thức đơn giản

Độ dốc mái ngói thường lớn hơn so với mái tôn và các loại mái khác. Cụ thể, độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý, cách tính ra sao? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH MÁI NGÓI ĐƠN GIẢN VÀ CHÍNH XÁC NHẤT

Đối với một ngôi nhà, kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nét đẹp và tính thẩm mỹ cao.

Vì sao nên dùng sơn chống cháy trong xây dựng?

Không phải ngẫu nhiên mà sơn chống cháy được xem là phương pháp chống cháy thụ động mang đến hiệu quả cao

THÔNG TIN CẦN BIẾT: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH MỚI CÓ HIỆU LỰC THÁNG 01/2019

Từ tháng 1 năm 2019, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành. Văn phòng tổng hợp và giới thiệu một số nội dung sau:

Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

Đất phi nông nghiệp là đất gì? Loại Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không? Khi mà hiện nay có không ít cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức có nhu cầu chuyển đổi đất phi nông nghiệp thành đất ở để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Kích thước quầy bar bếp đúng tiêu chuẩn cho gia đình

Tủ bếp kết hợp quầy bar là một trong những thiết kế nội thất được nhiều gia đình quan tâm. Sự có mặt của một quầy bar trong nhà sẽ tạo nên một không gian thư giãn cho các thành viên trong gia đình cũng như để tiếp khách

20 loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng dễ chăm sóc

Cây xanh rất cần ánh sáng cho sự sinh trưởng và phát triển. Tuy vậy, vẫn có một số loại cây trồng không cần nhiều ánh sáng...

Lợp ngói - Xu hướng kiểu mái lợp theo từng phong cách thiết kế nhà ở

Bên cạnh p hong tục tập quán và phong cách sống của từng vùng miền, yêu cầu thiết kế nhà và thẩm mỹ của nhà ở còn ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác trong đó có phong cách của gia chủ

16 cách tiết kiệm tiền để xây nhà hiệu quả và thông minh nhất

Một ngôi nhà là mơ ước của rất nhiều người, với mỗi người dân Việt Nam thì việc xây dựng nhà ở là vấn đề quan trọng của cả một đời người.

Những điều cần biết khi xây nhà mới mà gia chủ cần phải nắm rõ

Xây nhà là việc trong đại của cả một đời người nên luôn cần có sự chuẩn bị kỹ càng, không thể nào làm qua loa

Ngói Màu Xi Măng, Ngói Lợp Đất Nung, Gạch Lát Nền Cao Cấp

Ngói Lấy Sáng, Gạch Xuyên Sáng Cao Cấp

Đá Sân Vườn, Đá Vỉa Hè, Đá Ốp Tường

Ngói Cổ, Ngói Cũ, Gạch Cổ

THAM KHẢO THIẾT KẾ - THI CÔNG - MÁI LỢP

  • Mái ngói nên LỢP hay DÁN?

    Trong thực tế thi công nhà ở, vẫn đôi lúc giữa gia chủ với người thiết kế và đơn vị thi công nảy sinh vấn đề băn khoăn ở việc thi công phần mái ngói...vậy ta cùng tìm hiểu nhé
  • HỆ VÌ KÈO - THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN

    Ngói hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường xây dựng hiện nay. Vậy, vì kéo để lợp ngói là gì? Cấu tạo và ưu điểm nổi bật của Các hệ vì kèo như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau.
  • GÓC NHÀ THAO KHẢO

    Tất cả mọi người chúng ta chắc hẳn ai cũng mơ ước sẽ có một căn nhà dành riêng cho tổ ấm của mình.

Hỗ trợ trực tuyến

Quang 0909799782

Xuân 0934740686

Sản phẩm bán chạy nhất

Thông tin cần biết

Thị trường BĐS

Đang Online: 620

Tổng truy cập: 1372350