Close
Tập đoàn MSC đề xuất đầu tư “siêu cảng” quốc tế Cần Giờ – Cái Mép gần 6 tỷ USD
Một “siêu cảng” tại Cần Giờ, TP.HCM được định hướng đầu tư với khả năng tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000DWT, công suất thiết kế 15 triệu TEUs, tổng chiều dài cầu bến chính khoảng 6,8 km, nhu cầu sử dụng đất khoảng 570 ha…
Tập đoàn MSC đề xuất đầu tư “siêu cảng” quốc tế Cần Giờ – Cái Mép gần 6 tỷ USD, TP. HCM có cơ hội đón lượng hàng lớn vốn được trung chuyển qua Singapore. Thông tin này được bà Lã Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết tại Hội thảo “Tạo đà phục hồi của thị trường bất động sản phía Nam”, do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức mới đây. Bà Hạnh cho biết, đây có thể là cơ hội rất lớn đối với TP. HCM khi lượng hàng trước đây trung chuyển tại Singapore sẽ chuyển sang trung chuyển tại Việt Nam.
MỘT KHU VỰC “THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI”
Khu vực ven biển Cần Giờ nói chung, khu vực dự kiến làm “siêu cảng” Cần Giờ nói riêng, nằm tại vị trí tại đầu tuyến luồng hàng hải Cái Mép – Thị Vải, có độ sâu lớn, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện, sóng, gió, nằm gần tuyến hàng hải quốc tế.
Đây là điều kiện quan trọng để hình thành hệ thống cảng và phát triển dịch vụ trung chuyển container quốc tế.
Theo lãnh đạo VIMC, việc hình thành một trung tâm dịch vụ logistics quy mô lớn tại Cần Giờ sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh tế tại địa phương; phát triển logistics trở thành lĩnh vực mũi nhọn của TP.HCM. Cảng biển nước sâu này được định hướng đầu tư với khả năng tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000 DWT, công suất thiết kế 15 triệu TEUs, tổng chiều dài cầu bến chính khoảng 6,8 km, nhu cầu sử dụng đất khoảng 570 ha.
Cũng theo VIMC, bên cạnh điều kiện tự nhiên và kinh tế, bài học kinh nghiệm của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong đầu tư, khai thác hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế cũng cho thấy sự tham gia, đồng thành của các hãng tàu lớn, có mạng lưới vận tải toàn cầu là một trong những yếu tố cần thiết đóng góp cho sự thành công.
Hãng MSC có văn phòng tại 155 quốc gia, đội tàu kết nối tới 500 cảng biển toàn cầu. Sản lượng vận tải hàng năm đạt khoảng 23 triệu TEUs, sở hữu khoảng 60 cảng biển trên toàn cầu, năng lực khai thác hàng năm đạt trên 30 triệu TEUs (thông qua công ty con chuyên về khai thác cảng biển Terminal Investment Limited – TIL). MSC hiện là khách hàng, đối tác chiến lược của VIMC và hai bên đã có những nghiên cứu bước đầu đặt nền móng cho sự hợp tác phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.
Trên cơ sở đó, VIMC đã báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành xem xét, ủng hộ chủ trương Cảng Sài Gòn hợp tác với MSC thực hiện dự án đầu tư, khai thác cảng trung chuyển container quốc tế tại Cần Giờ, TP.HCM.
ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ “SIÊU CẢNG” QUỐC TẾ CẦN GIỜ – CÁI MÉP GẦN 6 TỶ USD
Tại buổi hội thảo, bà Lã Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư (Bộ GTVT) đã trình bày tham luận “Chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT – đòn bẩy phát triển bất động sản vùng TP.HCM”.
Theo bà Lã Hồng Hạnh, trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông TP.HCM đã được Trung ương và thành phố quan tâm đầu tư, một số công trình quan trọng mang tính động lực, lan tỏa đã hoàn thành tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố cũng như của cả khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 đã tập trung bố trí vốn để hoàn thiện các dự án về GTVT trên địa bàn Thành phố và kết nối với các tỉnh lân cận.
Trong đó, liên quan đến các dự án về hàng hải, bà Hạnh cho biết, Quy hoạch Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt QH tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại QĐ số 1579/QĐ-TT ngày 22/9/2021.
Theo đó, cảng biển TP.HCM là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến chính: Khu bến trên sông Sài Gòn, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.
Lượng hàng thông qua năm 2025 khoảng từ 133,03 đến 141,48 triệu tấn/năm, trong đó riêng lượng hàng công ten nơ khoảng từ 7,72 đến 8,18 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 145,47 đến 159,98 triệu tấn/năm, trong đó riêng lượng hàng công ten nơ khoảng từ 8,44 đến 9,07 triệu TEU/năm. Lượng hành khách thông qua năm 2025 khoảng từ 27,67 đến 108,76 nghìn lượt khách/năm; năm 2030 khoảng từ 28,9 đến 243 nghìn lượt khách/năm.
Bà Hạnh tiết lộ, Tập đoàn vận tải biển MSC (tập đoàn lớn nhất thế giới về vận tải biển) đang đề xuất liên danh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP đầu tư Khu cảng tại cù lao Phú Lợi, huyện Cần Giờ, khu vực sông Cái Mép để trở thành cảng trung chuyển quốc tế với quy mô: 13 bến chính tiếp nhận tàu mẹ với trọng tải lên tới 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEUs) và tàu gom hàng (feeder) trọng tải 10.000 – 65.000 DWT, chiều dài khoảng 6,8 km. Công suất thiết kế: 15 triệu TEU (trong đó khoảng 80% là hàng trung chuyển quốc tế; khoảng 20% là hàng XNK của Việt Nam).
Bà Hạnh nói: “Họ (nhà đầu tư MSC -PV) đề xuất đầu tư chuyển khu vực cảng biển từ Singapore – là cảng trung chuyển quốc tế sang Việt Nam, mong muốn lựa chọn vị trí Cần Giờ, thuộc địa bàn TP. HCM, với mức đầu tư rất lớn”.
Đại diện Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư (Bộ GTVT) đánh giá đây là cơ hội rất lớn đối với TP. HCM khi lượng hàng trước đây trung chuyển tại Singapore sẽ chuyển sang trung chuyển tại Việt Nam. Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án này là khoảng 135.355 tỷ đồng (tương đương khoảng 5,9 tỷ USD). Năm 2025, dự kiến sẽ hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư khoảng 660 triệu USD.
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ GTVT cũng nhấn mạnh việc cần đảm bảo nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để nạo vét, duy tu các tuyến đường thủy nội địa quốc gia kết nối giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, luồng hàng hải, cơ bản giữ cấp kỹ thuật theo quy hoạch đảm bảo khai thác hiệu quả hoạt động vận tải; đồng thời nghiên cứu triển khai đầu tư nạo vét, cải tạo đảm bảo chuẩn tắc luồng tuyến sông Đồng Tranh, hình thành tuyến kết nối từ cửa sông Vàm Cỏ qua Cần Giờ sang sông Thị Vải tới cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải, dự kiến hoàn thành trước 2025.
CẦN NHIỀU CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ĐỂ TRIỂN KHAI
Vào tháng 10/2021, VIMC đã có đề xuất với Bộ Giao thông vận tải chủ trương đầu tư cảng container tại huyện Cần Giờ, TP.HCM với mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 870 triệu USD.
Trong chuyến công tác tại Pháp một tháng sau đó của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện của hai đơn vị là VIMC và hãng MSC đã ký Thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho VIMC và nhóm nhà đầu tư trong 10 năm tới huy động nguồn vốn khoảng 10 tỷ USD và thu hút hàng hoá từ các nước khác.
Lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Cảng Sài Gòn và hãng tàu MSC đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất phát triển cảng trung chuyển container quốc tế tại khu vực Cần Giờ. Mới đây, VIMC đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù để hiện thực hóa, đầu tư khai thác dự án cảng trung chuyển Cần Giờ.
VIMC kiến nghị cập nhật, bổ sung dự án cảng biển Cần Giờ vào các quy hoạch, trong đó có Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm bảo đảm dự án triển khai phù hợp với các quy hoạch liên quan.
Cụ thể, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tháng 9/2021, khu vực huyện Cần Giờ là các bến cảng tiềm năng thuộc nhóm cảng biển số 4. Các bến cảng tiềm năng tại huyện Cần Giờ có chức năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội TP.HCM, vùng phụ cận; có bến tổng hợp, container, hàng rời, bến khách quốc tế được phát triển đồng bộ với hạ tầng giao thông kết nối cảng. Các bến cảng tiềm năng đón cỡ tàu trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tàu khách 225.000 GT.
VIMC đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư, theo quy định tại Khoản 4, Điều 22 Luật Đấu thầu; hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, theo quy định tại Điều 26, Luật Đấu thầu; đồng thời giao Ủy ban nhân dân TP.HCM lập hồ sơ đề xuất áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ.
VIMC kiến nghị xem xét, sửa đổi Nghị định 86/2020/NĐ-CP ngày 23/7/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển. Theo đó, hoạt động mua tàu biển được thực hiện tương tự các quy định tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định 171/2016/NĐ-CP trước đây.
Lãnh đạo VIMC cũng cho biết, trong hoạt động khai thác cảng biển, dịch vụ trung chuyển container quốc tế từ lâu đã trở thành chiến lược cạnh tranh quốc tế tại các quốc gia có biển. Dịch vụ này đã định vị các quốc gia và vùng lãnh thổ trên bản đồ hàng hải với vai trò là các trung tâm trung chuyển quốc tế khổng lồ thu hút các nhà vận tải, logistics lớn của thế giới và là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, hỗ trợ đắc lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, giảm thiểu các chi phí trung gian.
VIMC cũng nhìn nhận, tỷ trọng hàng trung chuyển quốc tế qua cảng biển hiện còn thấp là tiềm năng, dư địa quan trọng để nghiên cứu phát triển dịch vụ này tại Việt Nam. Đây là điều kiện cần quan trọng để hình thành hệ thống cảng và phát triển dịch vụ trung chuyển container quốc tế.
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021 sản lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển của Việt Nam, vào khoảng 23,9 triệu TEUs. Sản lượng này tập trung chủ yếu tại cảng biển TP.HCM, Vũng Tàu và Hải Phòng; trong đó chủ yếu là hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa. Tỷ trọng hàng trung chuyển quốc tế còn khá thấp.
XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ LÀ KHÂU ĐỘT PHÁ QUAN TRỌNG
Nhiều công trình trọng điểm được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng như Cảng biển quốc tế Cần Giờ, trục chính giao thông Nam-Bắc đảo, tuyến phà biển Vũng Tầu – Cần Giờ … tạo kết nối liên thông với các trung tâm đô thị lớn trong nước và một số quốc gia trên thế giới qua đường hàng không và đường biển.
Nhiều dự án du lịch, khu vui chơi giải trí đã đưa vào triển khai kế hoạch xây dựng và khai thác như: Khu Vinhomes Long Beach Cần Giờ sẽ tạo thuận lợi, góp phần cho du lịch Cần Giờ phát triển nhanh.
Căn hộ từ 1,6 tỷ đồng, “hàng hiếm” tại TP.HCM
Căn hộ từ 1,6 tỷ đồng, “hàng hiếm” tại TP.HCM
Chiêu tránh sập bẫy khi mua nhà lần đầu tiết kiệm cả đống tiền
Lần đầu mua nhà không có kinh nghiệm do đó rất dễ bị hớ, bị mua đắt hoặc vướng phải các trục trặc pháp lý.
Tuyệt chiêu trả giá nhà đất, mua 'hời' ăn lộc trăm triệu
Chỉ cần tận dụng những cách này cộng với sự thông minh, khéo léo khi đàm phán giá cả nhà đất, bạn có thể dễ dàng mua được bất động sản giá "hời".
Chiêu bán nhà không cần qua môi giới, khách tranh hỏi được giá 'chốt' nhanh
Bán nhà thông qua người môi giới hoặc các sàn bất động sản, bạn phải trích hoa hồng cho họ. Còn tự bán nhà chính chủ, bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền này.
Sai lầm để đời khiến người vay tiền ngân hàng mua nhà phải “gánh nợ”
Vay tiền ngân hàng để mua nhà trả góp sẽ giúp bạn thực hiện được giấc mơ sở hữu một căn nhà của riêng mình
“Bỏng tay” với giá bán căn hộ ở TP. Hồ Chí Minh
Nguồn cung cho thị trường bất động sản đã bắt đầu phục hồi, tuy nhiên mặt bằng giá bán căn hộ đang thực sự khiến cho người có nhu cầu mua nhà chóng mặt.
Bất động sản tăng ưu đãi để thoát hàng "ế"
Ngân hàng siết vốn, kênh trái phiếu khó khăn sau vụ án liên quan Tân Hoàng Minh...
5 Dự Án Có Căn Hộ Chung Cư Dưới 1 Tỷ TPHCM
Các dự án có chung cư dưới 1 tỷ TPHCM chủ yếu tập trung tại các quận Tân Bình, Bình Chánh, Quận 9 và Quận 2.
Doanh nghiệp bất động sản huy động vốn lãi suất ‘không tưởng’, Bộ Xây dựng nói gì?
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 9/9, một lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản huy động vốn của khách hàng với lãi suất cao giống "đa cấp" gây rủi ro
Dự án đủ pháp lý ra thị trường BĐS chỉ “đếm trên đầu ngón tay”
Lúc thị trường càng biến động, người mua lại càng quan tâm đến yếu tố pháp lý của dự án. Tuy vậy, các dự án BĐS đủ điều kiện mở bán ở thời điểm này tại Tp.HCM cũng như các vùng phụ cận lại khá ít ỏi.
Nới room tín dụng, liệu xảy ra cơn sốt đất vào cuối năm?
Nhiều ý kiến cho rằng, rất có thể cơn sốt đất tỉnh lân cận Tp.HCM sẽ diễn ra vào cuối năm 2022, nhất là khi thông tin tín dụng được “mở” ra mới đây.
Giá chung cư tăng cao, đất nền èo uột: Nên đổ tiền đầu tư vào đâu?
Trong khi giá đất nền đang chững lại thì từ đầu năm đến nay giá chung cư lại tăng cao, nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn lựa chọn phân khúc lý tưởng để xuống tiền.
Nhà chung cư đang bị “thổi giá”?
Nguồn cung nhà chung cư ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM hạn chế đã khiến giá nhà chung cư tăng. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, có cả chiêu trò “thổi giá” của các "cò".
Đã xong móng nhà ga sân bay Long Thành, sẵn sàng khởi công
Tới nay, toàn bộ hơn 1.500 cọc móng nhà ga hành khách dự án sân bay Long Thành đã hoàn thành, vượt tiến độ 2 tháng và sẵn sàng để khởi công phần thân nhà ga ngay khi có nhà thầu thi công.
Nới room cho vay thấp khó giúp địa ốc phục hồi
Theo các chuyên gia, việc nới room tín dụng tại một số ngân hàng với dư địa cho vay khiêm tốn sẽ khó vực dậy thị trường bất động sản đang thiếu vốn, trầm lắng.
Bất động sản miền Tây Nam bộ giá còn mềm vì “điểm nghẽn” giao thông
Bất động sản tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa bị ảnh hưởng bởi “sốt đất”, giá dao động từ 9-80 triệu đồng/m2…
Dự báo thị trường bất động sản TP.HCM từ nay đến cuối năm
Chuyên gia của DKRA dự báo trong những tháng cuối năm, nguồn cung và lượng tiêu thụ sẽ tăng nhưng không có nhiều đột biến.
Quang 0909799782
Xuân 0934740686
Đang Online: 1039
Tổng truy cập: 1251811